LẮP ĐẶT VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG TƯỚI
Các loại hệ thống tưới
Hệ thống tưới nhỏ giọt
Nước sẽ đi theo đầu ống chảy thành từng giọt đến vị trí chính xác của gốc cây. Phương pháp tưới này thích hợp để tưới cho các gốc cây to trong vườn, chậu cây cảnh, hàng rào cây, bức tường cây, khay rau trồng trên ban công…
Ưu điểm:
- Tiết kiệm số lượng nước tưới cây.
- Không làm nước văng tung tóe ra xung quanh, hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
- Có thể ứng dụng cho nhiều kiểu vườn, nhiều địa hình khác nhau.
- Áp suất nước tưới đồng đều cho toàn bộ các gốc cây ở nhiều vị trí khác nhau.
- Chi phí lắp đặt phải chăng.
Nhược điểm:
- Chỉ có thể tập trung nước tưới cho gốc cây, không có khả năng làm mát lá và thân cây.
- Các đầu tưới có khả năng bị tắt nghẽn nếu không sử dụng bộ lọc khi lắp đặt.
Hệ thống tưới phun mưa
Nước được phun ra từ đầu tưới giống như mưa, tia nước tưới đều cho những khu vực mà khách hàng muốn tưới. Hình thức tưới phun mưa thích hợp để tưới cho các bồn hoa trong khuôn viên sân vườn, các luống rau lớn, những khu vực nhiều cây cảnh…
Ưu điểm:
- Nước tưới đều, không bỏ sót vị trí cây trồng nào.
- Có thể điều chỉnh được lưu lượng nước tưới ở từng khu vực và từng gốc cây.
- Phù hợp cho nhiều loại cây khác nhau.
Nhược điểm:
- Nước dễ văng tung tóe ra.
- Phải dùng lưu lượng nước tưới khá nhiều.
Hệ thống tưới phun sương.
Hệ thống tưới phun sương sẽ tạo ra các tia nước thành màn sương mỏng và mịn, tạo môi trường thuận tiện giúp cây phát triển nhanh. Hệ thống tưới phun sương thường được ứng dụng để tưới cho các vườn hoa, tưới làm mát không gian sân vườn…
Ưu điểm:
- Đầu tưới phun ra tia nước mịn.
- Tưới đều cho toàn bộ khu vực sân vườn của khách hàng.
- Không sử dụng quá nhiều lưu lượng nước tưới.
Nhược điểm:
- Nước tưới nhanh bốc hơi nếu thời tiết quá nóng.
- Rễ cây khó hấp thụ được nước.
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới cây
Để lắp đặt 1 hệ thống tưới thì khách hàng cần phải thực hiện những bước cơ bản sau đây:
Trước hết, nhà cung cấp thiết bị hệ thống tưới sẽ khảo sát, ước tính số lượng thiết bị cần có để để lắp đặt hệ thống tưới cho cả khu vườn.
Khi chuẩn bị lắp đặp, khách hàng sẽ được theo dõi tiến độ công việc lắp đặt hệ thống tưới theo các bước:
Bước 1: Gắn máy bơm (Tùy vào vị trí, địa hình của khu vườn mà sẽ lắp đặt máy bơm ở những nơi khác nhau sao cho hệ thống tưới hoạt động tốt nhất có thể).
Bước 2: Đi hệ thống ống dẫn nước qua những điểm mà khách hàng muốn tưới cho cây.
Bước 3: Đục lỗ trên đường ống nước ở những vị trí mà bạn muốn tưới.
Bước 4: Gắn đầu tưới vào những vị trí mà bạn đã đục lỗ.
Bước 5: Dùng chốt bít ống để bít cuối đường ống chính.
Lưu ý: Tùy theo từng khu vườn mà thứ tự các bước để thiết kế một hệ thống tưới có thể thay đổi.
Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống tưới tự động
Việc thi công và lắp đặt hệ thống tưới có thể xem là 1 bước thiết yếu trong công tác trồng trọt.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị tưới, hình thức tưới khác nhau, dẫn đến cho khách hàng không xác định được đâu là hệ thống, thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu cây trồng, và trong khả năng đầu tư của bản thân.
Để có thể chọn được hệ thống tưới phù hợp với nhu cầu của mình thì khách hàng có thể lựa chọn thông qua các yếu tố sau:
1.Hình thức tưới:
Phụ thuộc vào đặc điểm cây trồng, nguồn nước, kinh phí và vị trí tưới như tưới nhỏ giọt hay tưới phun mưa, tưới trên tán cây, hay tưới dưới gốc,….
Các loại cây thích hợp với hình thức tưới phun mưa như: Cây cà phê, tiêu, thanh long, các loại cây hoa màu và lương thực như bắp, khoai các loại, đậu tương, đậu phộng,….
Một số loại thích hợp cho tưới nhỏ giọt như cà chua, dưa trồng trong chậu, nho…
2. Xác định nhu cầu tưới của loại cây trồng:
Độ đồng đều của nước ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của cây trồng không; Hạt nước được phun ra có ảnh hưởng gì đến cây trồng, lưu lượng nước bao nhiêu là đủ, cấu trúc của bộ rễ như thế nào? Hầu hết các loại thiết bị khó đạt được độ đồng đều 100%, mà thường chỉ khoảng từ 70-90%.
3. Lựa chọn đơn vị tư vấn, cung cấp và lắp đặt thiết bị.
Nhiều người tự mua thiết bị và tự lắp đặt nhưng kết quả không hiệu quả như mong đợi. Có thể là do thực hiện đúng các bước lắp đặt hoặc hệ thống tưới không phù hợp với cây trồng.
4. Xác định các thông số đầu ra trước khi lắp đặt:
Các thông số đầu ra như tính toán độ đồng đều của hệ thống tưới, lưu lượng và thời gian tưới; chi phí tưới (chi phí tưới cho mỗi hecta một năm, một tháng…)
5. Vấn đề cơ giới hóa, quy mô đất trồng:
Đối với tưới những nhà màng có đất trồng lớn, thường yêu cầu cơ giới hóa trong công tác gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, khi đó đòi hỏi các thiết bị có bán kính tưới lớn, hoặc ứng dụng các biện pháp tưới Pivot, tưới bằng xe tự cuốn…
6. Chi phí đầu tư, chi phí vận hành:
Về chi phí, khách hàng nên lưu ý tính toán tới tổng đầu tư thay vì tính giá của từng thiết bị.
Chi phí vận hành cũng cần được xem xét đến như chi phí sửa chữa, thay thế, chi phí nhân công vận hành hệ thống,…
7. Các lưu ý khác
Khách hàng cũng cần phải lưu ý đến những vấn đề như tuổi thọ của hệ thống, các vấn đề gặp phải trong quá trình vận hành như tắc nghẹt, hỏng hóc,…..
Bạn có thể liên hệ với các công ty về nông nghiệp hoặc công ty chuyên về hệ thống tưới để được hỗ trợ tốt nhất khi thiết kế, lắp đặt, thi công hệ thống tưới giá rẻ và Tiên Phong chính là công ty đáng tin cậy mà bạn nên tin tưởng.
Tiên Phong sẽ khảo sát, tư vấn chi tiết và đưa ra phương án thiết kế, lắp đặt hệ thống tưới giá rẻ tối ưu nhất cho diện tích đất trồng của mỗi gia đình, đảm bảo tính phù hợp cao.
Tiên Phong Agri - Đi cùng nông nghiệp Việt
Facebook: Nhà Màng Tiên Phong
Email: nhamangtienphong@gmail.com
Văn phòng: 277 Nguyễn Gia Trí, P.25, Q.Bình Thạnh, HCM
Nhà máy: 1055 QL51, P.Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
Trang trại: TienPhong Smart Farm, Lương Sơn, H.Bắc Bình, Bình Thuận